Học phần này gồm các nội dung sau:  đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học Kinh tế Việt Nam, thực trạng tăng trưởng và các chính sách kinh tế ở Việt Nam, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam, khái quát tình hình phát triển các ngành kinh tế, và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


Học phần Kinh tế vi mô I nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản của kinh tế học như lý thuyết cầu, cung, độ co dãn cầu cung và lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết về sản xuất, chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp, thị trường sản phẩm.

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên:

-       Về kiến thức: học phần nhằm vận dụng những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho những môn học chuyên sâu. Học phần giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức về: những vấn đề cơ bản của kinh tế học; quan hệ cung cầu trên thị trường; hành vi ứng xử của người tiêu dùng khi theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi ích với ngân sách có hạn; lý thuyết sản xuất và thị trường sản phẩm.

-       Về kỹ năng: Học phần vận dụng cho sinh viên năm thứ nhất kỹ năng tư duy trong việc khái quát hoá thực tiễn thành các quy luật; kỹ năng liên hệ, vận dụng những kiến thức lý thuyết với thực tiễn và giúp sinh viên có thể giải các bài tập.

-       Về thái độ học tập: Sinh viên phải có ý thức và thái độ học tập tốt, nghiêm túc trên lớp. Sinh viên phải tham dự đủ số tiết theo quy định và có đủ các bài kiểm tra, làm các bài tập theo yêu cầu của giảng viên.



Học phần này cung cấp cho người học những vấn đề chung về bảo hiểm; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm thương mại; Bảo hiểm nông nghiệp


- Về kiến thức: Học phần cung cấp cho người học kiến thức về tình hình các quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Học phần giúp người học vận dụng được các học thuyết cơ bản kinh tế quốc tế để dự đoán các lợi thế của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới, từ đó có thể phác họa được một số mô hình kinh tế. Học phần cũng giúp người học vận dụng kiến thức trong thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế và sự hội nhập của Việt Nam.

- Về kỹ năng: Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổng hợp các vấn đề về kinh tế quốc tế; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm dựa trên các giả định đặt ra và đưa ra kết quả dự kiến.

- Về thái độ: Học phần hình thành cho người học thái độ học tập nghiêm túc các chính sách kinh tế trong và ngoài nước, thái độ nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong nước và quốc tế.


- Học phần cung cấp cho người học kiến thức về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. 

- Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo về tình hình kinh tế xã hội thế giới.

- Học phần hình thành cho người học thái độ quan tâm đến các vấn đề kinh tế việt nam và thế giới; Đánh giá, phân tích và tranh luận các vấn đề chính sách phát triển kinh tế.

- Học phần gồm các nội dung: Khái quát chung về môn học lịch sử kinh tế, lịch sử kinh tế một số nước trên thế giới qua các thời kỳ (Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc).